
Giải pháp Cổng thông tin điện tử (Portal) do Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS phát triển và triển khai đáp ứng đầy đủ các chức năng quy định trong Công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông v/v Hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho các dự án dùng chung theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg.

- Cho phép quản lý, phân loại nội dung đa cấp theo chủ đề.
- Quản lý nội dung, biên tập và xuất bản.
- Quản lý thư viện hình ảnh phục vụ cho công tác biên tập.
- Phân quyền truy cập cho người sử dụng.
- Tìm kiếm nội dung tin.




- Cung cấp các chức năng quản lý các chủ đề thăm luận: thêm mới, sửa, xóa…
- Cho phép quản lý và phân loại các chủ đề thăm luận theo nhóm.
- Các chức năng cho phép NSD bình chọn và xem kết quả thăm luận.
- Cho phép xem lại kết quả của những lần thăm dò trước.

- Quản lý các chủ đề trong thư viện ảnh.
- Quản lý các ảnh trong từng chuyên mục.

- Sơ đồ trang
- Quản lý Lịch công tác dạng tin
- Quản lý Thông tin tuyên truyền chế độ chính sách
- Quản lý thông tin Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Chức năng Tìm kiếm trên hệ thống
- Quản lý đếm số người truy cập
- Quản lý luồng xử lý tin bài (theo qui trình ISO) Người dùng có thể Quản lý các qui trình ISO đã định nghĩa trong thư viện phục vụ việc tạo ra các qui trình động trong các Sub_Portal theo qui trình của từng đơn vị thụ hưởng.
- Quản trị Portal và quản lý ứng dụng Với một phiên bản cài đặt, người sử dụng có thể thực hiện việc tạo ra nhiều ứng dụng Portal phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình. Với mỗi Portal người sử dụng có thể thực hiện việc quản lý các trang (Page), mỗi Page sẽ được chia thành nhiều phân vùng và trên mỗi phân vùng đó người quản trị có thể thực hiện việc thêm các nội dung cần thiết vào thông qua các ứng dụng (Mô đun).
Ngoài việc sử dụng các ứng dụng đã được tích hợp vào hệ thống, hệ thống còn có cơ chế cho phép thực hiện việc cài đặt thêm các ứng dụng phát triển thêm. Chức năng này kết hợp với tính dễ tùy biến về mặt giao diện sẽ giúp cho hệ thống có thể thực hiện việc mở rộng Sub_portal dễ dàng, không ảnh hưởng tới hệ thống đang chạy. phục vụ việc tạo cổng con tiếp theo nếu các đơn vị cấp dưới có nhu cầu. - Quản lý giao diện Hệ thống cung cấp một cơ chế quản lý giao diện hết sức linh hoạt, người sử dụng có quyền quản trị có thể thay đổi kiểu dáng của Portal tại mỗi trang, tại mỗi phân vùng (tương ứng với vị trí đặt các Mô đun) khác nhau trang. Với cơ chế quản lý giao diện linh động như vậy nên người sử dụng có thể thưc hiện việc thay đổi giao diện theo yêu cầu sử dụng của mình một cách đơn giản, dễ dàng.



Bao gồm 02 thành phần chính: Một cửa điện tử liên thông và Dịch vụ công trực tuyến, được phát triển bởi Cộng đồng OpenCPS do FDS sáng lập và đóng góp nhiều công sức. OpenCPS được bảo trợ bởi Hội Tin học Việt Nam, Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở VFOSSA, Quỹ Đổi mới sáng tạo quốc gia NATIF, Cộng đồng RedHat, Cộng đồng MariaDB.
Năm 2017, sau 03 vòng đánh giá, Hội đồng khoa học do GS.TS Đỗ Trung Tá (Nguyên Bộ trưởng Bộ TTTT), TS Nguyễn Thành Phúc (Cục trưởng Cục Tin học hoá – Bộ TTTT), GS.TS Hà Quốc Trung (Giám đốc Trung tâm CNTT – Bộ KHCN) cùng nhiều chuyên gia khác, Quỹ Đổi mới sáng tạo quốc gia NATIF đã ký hợp đồng tài trợ kinh phí để phát triển nâng cấp OpenCPS 2.x sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng và phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử và các tiêu chí kỹ thuật của Chính phủ và Bộ TTTT.
Đến nay, OpenCPS 2.x đã được triển khai tại các Bộ và Tỉnh/TP, có thể đáp ứng:

Tuân thủ hướng dẫn Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Tỉnh/TP của Bộ Thông tin và truyền thông, chúng tôi chi tiết hoá mô hình nghiệp vụ tổng thể CPĐT cấp Tỉnh/TP như sau:

Trong mô hình này, Chính quyền điện tử được cấu thành từ 04 miền nghiệp vụ chính:
- Quản trị nội bộ
- Văn phòng điện tử
- Quản lý chuyên ngành
- Giao dịch điện tử (trong đó có thành phần quan trọng là Hành chính công điện tử)
Hệ thống Hành chính công điện tử bao gồm (1) Cổng Dịch vụ công trực tuyến, (2) Một cửa điện tử được triển khai đồng bộ trên (3) Hệ thống Lõi hành chính công.

Hệ thống Hành chính công điện tử không phải là một hệ thống triển khai độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác tại địa phương và trung ương.
Khi cần kết nối với các hệ thống tại trung ương như Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng TT Một cửa quốc gia (NSW) thì chúng tôi coi các hệ thống đó là một kênh tiếp nhận hồ sơ, hồ sơ được chuyển tới Hệ thống lõi Hành chính công để điều phối và thụ lý.

Trong giải pháp/sản phẩm Hành chính công điện tử, các thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công, bao gồm: dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ công thủ công; thông qua giải pháp hành chính công điện tử hay hệ thống phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.
Hệ thống đồng bộ Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến thực hiện việc:
- Tiếp nhận hồ sơ của người dân, doanh nghiệp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (gọi tắt là Bộ phận TN&TKQ), thụ lý theo quy trình và trả kết quả trực tiếp.
- Tiếp nhận hồ sơ của người dân, doanh nghiệp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công trực tuyến, thụ lý theo quy trình và trả kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến và trực tiếp được thụ lý trên cùng một quy trình, có hỗ trợ các thao tác thụ lý hồ sơ và in kết quả (giấy phép, giấy chứng nhận, …)
- Kết quả được cấp ra được quản lý.
- Người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản (để quản lý toàn bộ hồ sơ, giao dịch với cơ quan chính quyền), đánh giá hài lòng và theo dõi các báo cáo thống kê công khai.











Hệ thống Hành chính công điện tử OpenCPS được xây dựng với ý tưởng hoàn toàn mới để tạo ra sự khác biệt về tính năng đối với các sản phẩm cùng loại về một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến hiện có trên thị trường. OpenCPS không đi theo cách tiếp cận truyền thống là phát triển phần mềm ứng dụng một cửa điện tử, hay dịch vụ công theo một miền nghiệp vụ cụ thể và duy nhất. Thay vào đó một hệ thống hành chính công điện tử OpenCPS được tách làm 2 phần gồm: thành phần quản lý tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo quy trình; và thành phần ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu nghiệp vụ chuyên ngành. Trong đó, OpenCPS đã thực hiện tổng quát hóa toàn bộ thành phần quản lý việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tiếp, trực tuyến cho mọi dịch vụ công mà không phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu nghiệp vụ chuyên ngành. Sau đây là các đặc điểm công nghệ chủ yếu của sản phẩm:
- Có thể triển khai MCĐT hoặc DVC độc lập hoặc đồng bộ trong một hệ thống thống nhất, được thiết kế tổng quát và linh hoạt.
- Quản lý động danh mục thủ tục hành chính cấp 2 và cấu hình thành phần hồ sơ của mỗi thủ tục theo thực tế tại các cơ quan triển khai.
- Cho phép khai báo cấu hình động nội dung các tờ khai/đơn, giấy tờ kết quả trong hồ sơ thực hiện dịch vụ công với các trường dữ liệu được tùy biến bởi người dùng.
- Cho phép thiết kế form in động cho các loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ mà không phải phát triển thêm.
- Quản lý quy trình thụ lý hồ sơ động với các bước xử lý và trạng thái hồ sơ do người dùng định nghĩa. Cho phép cấu hình khai báo mô tả các hành động được xử lý tự động bởi hệ thống trong quy trình xử lý hồ sơ như cấp mã số tiếp nhận hồ sơ, tính phí dịch vụ yêu cầu thanh toán, phân công người xử lý, …
- Quản lý kết quả thụ lý hồ sơ (các giấy phép, …)
- Hỗ trợ kết nối liên thông tự động các thủ tục hành chính trong đó kết quả đầu ra của một thủ tục có thể được sử dụng như một thành phần hồ sơ bổ sung cho một thủ tục khác.
- Công cụ hữu hiệu hỗ trợ kiểm soát tổng thể thủ tục hành chính tại bộ ngành và địa phương một cách minh bạch nhất thông qua cơ chế kết nối liên thông giữa các hệ thống dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử. Từ đó cho phép giám sát công tác giải quyết thủ tục hành chính với các thông tin theo thời gian thực về hồ sơ quá hạn, trễ hạn; làm cơ sở kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính. Việc giám sát này có thể thực hiện tập trung tại cổng dịch vụ công đối với các hồ sơ kể cả được nộp trực tuyến hay nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước.
- Tích hợp đầy đủ với nhiều dịch vụ thành phần của nhà cung cấp thứ 3 như thanh toán điện tử, hoá đơn điện tử, chứng thực chữ kí số, dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, dịch vụ viễn thông gửi tin nhắn SMS.
- Hỗ trợ API để dễ dàng mở rộng phát triển thêm hoặc kết nối với các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ sẵn có.
- Có khả năng tùy biến giao diện đồ họa và các chức năng hỗ trợ của phần mềm ứng dụng một cách dễ dàng để phù hợp với yêu cầu sử dụng tại mỗi cơ quan.
Hệ thống được thiết kế tổng quát, cho phép triển khai nhanh chóng các thủ tục hành chính vào hệ thống.


Khung kiến trúc Chính quyền điện tử (phiên bản 1.0) của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 yêu cầu các Bộ ngành, Tỉnh/Tp khi xây dựng kiến trúc và hệ thống chính quyền điện tử cần đảm bảo có Nền tảng tích hợp và chia sẻ dùng chung (Local Government Service Platform - LGSP).
Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS đã thiết kế và phát triển giải pháp nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu của Bộ TTTT và tình hình thực tế của các Bộ, ngành và Tỉnh/Thành phố.
Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu được thiết kế đủ tổng quát để có thể đáp ứng được yêu cầu tích hợp mọi loại thông tin. Thiết kế này được phân tách thành 3 thành phần chính, bao gồm:
-
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đảm bảo kết nối tích với: Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến và các hệ thống nội bộ hiện có. Nền tảng được xây dựng theo mô hình kiến trúc tích hợp hướng dịch vụ (SOA).
-
CSDL dùng chung đảm nhiệm việc tích hợp các dữ liệu trọng yếu dùng để chia sẻ khai thác cho các đơn vị bên trong và bên ngoài (bao gồm cả trung ương và địa phương). CSDL dùng chung này được thiết kế để có thể sẵn sàng cho việc nâng cấp mở rộng trở thành một CSDL quốc gia trong tương lai.
-
Cổng thông tin quản lý, khai thác dữ liệu được tích hợp với CSDL dùng chung và các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành khác.




Phần mềm nền tảng quản lý ra quyết định dùng để phân tách các quy tắc nghiệp vụ chủ chốt ra khỏi các phần mềm ứng dụng để đạt được một số lợi thế sau:
-
Đơn giản hoá việc phát triển các quy tắc nghiệp vụ thông qua các khai báo hướng nghiệp vụ có khả năng mã hóa các quyết định thay đổi về chính sách.
-
Cung cấp một cách hiệu quả cho phép thực hiện các thay đổi nhanh chóng về logic nghiệp vụ của hệ thống / dịch vụ CNTT.
-
Cho phép tách các quy tắc nghiệp vụ ra khỏi mã lập trình cốt lõi của các phần mềm để có thể dễ dàng thay đổi theo nhu cầu thực tế.

Phần mềm nền tảng tích hợp thông tin (EII) là một thành phần quan trọng trong quản lý thông tin tổng thể của tổ chức. Nền tảng EII được dùng để tạo ra các CSDL tích hợp hoặc các hệ thống phân tích thông tin trong doanh nghiệp. EII hỗ trợ nhiều phương án tích hợp dữ liệu khác nhau trong hệ thống ứng dụng CNTT, bao gồm:
- Tích hợp truyền thống theo phương pháp ETL (Extract - chiết xuất, Transform - chuyển đổi, Load - Nạp dữ liệu).
- Chụp lại được sự thay đổi dữ liệu, thường liên quan đến cơ chế thực hiện công bố và đăng ký ("publish / subcribe").
- Làm sạch và quản lý chất lượng dữ liệu, thường liên quan đến quá trình quản lý các CSDL dùng chung.
- Quản lý luồng quy trình tích hợp thông tin cho phép việc tự động hóa quá trình tích hợp.
- Tích hợp dữ liệu dựa trên thông điệp thường liên quan đến nền tảng tích hợp (EAI) cùng với bộ chuyển (adaptors) và / hoặc kết nối (connectors) để truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau.

Phần mềm nền tảng tích hợp ứng dụng ("EAI") được sử dụng để tạo ra "khả năng tương hợp (interoperability) của các ứng dụng có thiết kế độc lập". Tuy nhiên, khái niệm "khả năng tương hợp" không nên hiểu trong ý nghĩa chuyên môn hẹp. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tương hợp (và sau đó là tích hợp) bao gồm các nhóm vấn đề sau:
-
Các thách thức tương hợp về kỹ thuật như khi chạy hệ thống do sự khác biệt về ngôn ngữ lập trình, thư viện, hoặc các giao thức; tại thời điểm xây dựng, trong đó có sự khác biệt giữa các quy trình xây dựng, môi trường phát triển và nền tảng, quá trình dịch và kết quả của nó.
-
Các thách thức tương hợp về thiết kế xảy ra do sự có khác biệt trong lựa chọn kiến trúc hệ thống và các tiêu chuẩn công nghệ; từ những giả định về miền ứng dụng hoặc những thành phần ở cùng một mức độ trừu tượng; từ những giả định về cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc các vấn đề tương thích giữa các nền tảng khác nhau trong hoạt động.




Dữ liệu dùng chung ở đây được hiểu là "các thực thể dữ liệu cốt lõi của tổ chức được sử dụng lặp đi lặp lại bởi nhiều quy trình nghiệp vụ và hệ thống". Dữ liệu dùng chung nắm bắt được những điều quan trọng mà tất cả các bộ phận của tổ chức đều đồng ý cả về ngữ nghĩa và trong việc sử dụng. Dữ liệu này bao gồm các đối tượng nghiệp vụ, định nghĩa, phân loại, và các thuật ngữ được sử dụng để đem lại thông tin và là cơ sở cho việc xây dựng các quy trình nghiệp vụ.
Dựa trên cấu trúc của thông tin, các dữ liệu dùng chung có thể được phân thành 4 loại cơ bản sau: Dữ liệu danh mục (reference data); Siêu dữ liệu (metadata); Dữ liệu chính (master data); Dữ liệu lịch sử (history data)
Như vậy, CSDL dùng chung được dùng để hỗ trợ xây dựng các nghiệp vụ dựa trên các điểm thống nhất về các dữ liệu quan trọng để đem lại các lợi ích sau đây:







công việc mobilink
Phần mềm chuyên dụng quản lý điều hành công việc, sự kiện và tài nguyên số của công ty: Quản lý, theo dõi, đánh giá toàn bộ công việc trong tổ chức; Tăng hiệu quả và tương tác công việc; Giảm tối đa các kênh trao đổi như email, SMS, ...
- Quản lý danh bạ
- Truyền thông nội bộ
- Lịch làm việc cá nhân và tổ chức
- Quản lý và tương tác trong cuộc họp
- Quản lý và giám sát thực hiện kết luận cuộc họp
- Giao, thực hiện công việc cộng tác và theo dõi tiến độ
- Biên soạn tài liệu trực tuyến
- Đánh giá kết quả công việc cá nhân và tổ chức
- Quản lý văn bản, quản lý tài liệu theo chuẩn lưu trữ
- Quét virus và đảm bảo an toàn tài liệu
- Chat và gọi điện thoại nội bộ miễn phí

Một giao diện số, một mạng xã hội nội bộ, quản lý tài nguyên số, cuộc họp, sự kiện, công việc và hình thành cơ sở dữ liệu tri thức Mobilink cùng doanh nghiệp tiến vào hành trình chuyển đổi số



Văn phòng số, trợ lý số luôn bên bạn. Tương tác đơn giản, thuận tiện và tức thời trên các thiết bị di động Android và iOs











FDS cùng các đối tác của mình trong cộng đồng IOCV cùng nhau đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp CNTT trong chuỗi quy trình sản xuất, thu hoạch và phân phối các sản phẩm nông nghiệp. Việc ứng dụng CNTT giúp minh bạch và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm nông nghiệp; tối ưu quy trình hướng tới tối ưu lợi nhuận cho nhà nông.